Khoa Dinh Dưỡng
Ngày đăng: 24/09/2014 00:44

Nhấn vào hình để phóng lớn

 

1. Lịch sử hình thành

2. Chức năng - Nhiệm vụ

a. Nhiệm vụ khoa Dinh dưỡng

a) Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện theo các quy định hiện hành và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

b) Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

c) Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

d) Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.

đ) Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.

e) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

 

CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN VỀ DINH DƯỠNG, TIẾT CHẾ

Điều 1. Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú

1. Tổ chức khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú.

2. Ghi chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh cần điều trị bằng chế độ ăn vào y bạ hoặc đơn thuốc điều trị ngoại trú.

Điều 2. Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nội trú trong quá trình điều trị

1. Người bệnh vào viện phải được đo chiều cao, cân nặng và ghi vào hồ sơ bệnh án. Các chuyên khoa căn cứ vào nhu cầu chuyên môn có thể quy định thêm các chỉ số khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

2. Tổ chức hội chẩn giữa cán bộ khoa Dinh dưỡng, tiết chế với bác sĩ điều trị về chế độ ăn đối với những trường hợp bệnh đặc biệt có liên quan đến dinh dưỡng.

Điều 3. Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú

1. Bác sĩ điều trị đánh giá và ghi nhận xét tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lúc nhập viện và trong quá trình điều trị.

2. Bác sĩ chỉ định chế độ ăn hằng ngày phù hợp với bệnh của người bệnh và ghi mã số chế độ ăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế vào phiếu điều trị trong hồ sơ bệnh án.

3. Lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh suy dinh dưỡng hoặc người bệnh cần hỗ trợ dinh dưỡng.

4. Xây dựng thực đơn và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý của người bệnh và áp dụng chế độ ăn bệnh lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 4. Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế

1. Người bệnh được bác sĩ chỉ định chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn tại buồng bệnh.

2. Cung cấp chế độ ăn cho người bệnh tại bệnh viện.

3. Bảo quản, chế biến, vận chuyển suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều 5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong bệnh viện

1. Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong bệnh viện.

2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong bệnh viện.

Điều 6. Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế

1. Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và phổ biến cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện.

2. Tổ chức giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an toàn thực phẩm.

Điều 7. Đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học

1. Tổ chức đào tạo cho bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên bệnh viện về dinh dưỡng, tiết chế.

2. Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác dinh dưỡng, tiết chế.

3. Tham gia đào tạo học sinh, sinh viên về dinh dưỡng, tiết chế và chỉ đạo tuyến khi được phân công.

3. Cơ cấu tổ chức

Nội dung đang tiếp tục cập nhật...